GẪM XƯA NGHIỆM NAY

Thứ bảy - 09/07/2005 21:00
Năm 1527, vua Lê bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi nên bỏ Thăng Long chạy vào phía Nam. Nguyễn Kim và người con rể là Trịnh Kiểm đã dựng lại Triều Lê tại đất Thanh Hóa. Năm 1545 Nguyễn Kim chết, quyền bính của một vị Đại công thần ấy được giao cho Trịnh Kiểm. Kiểm lại âm mưu soán đoạt ngôi vua, nhưng vướng phải sự bất đồng của hai người em vợ là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Vì vậy Kiểm lập mưu giết Uông trước rồi sẽ tính đến lượt Hoàng…

Công Hay Tội

Năm 1527, vua Lê bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi nên bỏ Thăng Long chạy vào phía Nam. Nguyễn Kim và người con rể là Trịnh Kiểm đã dựng lại Triều Lê tại đất Thanh Hóa. Năm 1545 Nguyễn Kim chết, quyền bính của một vị Đại công thần ấy được giao cho Trịnh Kiểm. Kiểm lại âm mưu soán đoạt ngôi vua, nhưng vướng phải sự bất đồng của hai người em vợ là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Vì vậy Kiểm lập mưu giết Uông trước rồi sẽ tính đến lượt Hoàng…

Vợ Kiểm muốn cứu em trai mình, nên xúi chồng đẩy phức Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất Thuận Hóa, nhằm ngăn chặn sự quấy nhiễu của quân Chiêm. Kiểm đồng ý, vì nghĩ rằng trước sau gì Hoàng chết, không vì giặc Chiêm thì cũng vì nước độc rừng thiêng nơi ấy mà thôi.

Trước lúc lên đường, Nguyễn Hoàng đã được cụ Trạng Nguyễn Bình Khiêm phán rằng: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” nghĩa cử qua khỏi Đèo Ngang, sẽ gầy dựng sự nghiệp lâu dài.

Như vậy, trên bia miệng thế gian không ai là không thể phê phán Trịnh Kiểm. Lịch sử cũng chẳng bao giờ tha thứ cho con người bất trung bất nghĩa ấy.

Thế nhưng, nhờ sự tham tàn của người anh rể hiếm có ấy. Cho nên Nguyễn Hoàng mới nung chí và phát huy được khả năng của mình để có được sự nghiệp vàng son như chúng ta đã biết.

Bằng ngược lại, nếu Kiễm hậu đãi hai người em vợ, thì biết đâu Uông và Hoàng cũng chỉ là những ông quan bình thường dưới trướng của Kiễm mà thôi. Xét cho cùng, Kiễm có công hay tội? Ân oán này cần được minh định lại chăng?

Tương tự như thế, một thời Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học trò, đầy đọa dân binh, ông nổi danh là một Bạo Chúa. Thế nhưng ngày nay, con cháu của họ đều có thể ngẩn cao đầu để vinh danh về Vạn Lý Trường Thành, một kỳ quan của nhân loại… Đặc biệt là mỗi năm thu lợi không biết bao nhiêu tiền, nhờ vào khách du lịch tham quan. Vậy họ Tần có công hay tội? Hãy để cho người trong cuộc phân giải?

Huyền thọai phù đổng thiên vương

Xưa tại làng Phù Đổng, có một cậu bé 3 tuổi rồi mà vẫn chưa biết nói và cứ nằm mãi trong nôi. Một hôm xứ giả của Triều đình đi qua, loa truyền rằng: “bọn giặc Ân đang xâm lấn nước ta, vậy ai là người có khả năng phò Vua cứu nước, mau cho biết”

Chỉ cần nghe đến đây, cậu bé bật dậy, đồng thời cất tiếng nói đầu tiên đòi gặp sứ giả để nhận nhiệm vụ ấy.

Vua nghe tâu lấy làm lạ, nên lập tức cho đúc ngay con ngựa bằng sắt và roi theo yêu cầu của cậu bé, rồi bảo quân hầu mang đến làng Phù Đổng giao cho cậu.

Khi nhận được chiến cụ ấy, cậu bé tự dưng vương vai, đứng lên như một dũng tướng, nhảy phắc lên lưng ngựa sắt, thét vang rồi bay ra trận. Tay cậu nhổ tre đánh giặc trong lúc đó, con ngựa sắt phun lửa liên hồi, chẳng bao lâu phá tan quân giặc. Sau đó cả người lẫn ngựa bay vút lên núi mất dạng. Người đời thương nhớ và kính ngưỡng nên tôn là Phù Đổng Thiên Vương.

Chuyện “cậu bé” Phù Đổng ra đời như thế và chuyện bọn giặc Ân kéo quân sang nước vào lúc ấy (mà không phải lúc nào), hai sự kiện này liệu có phải từ một kịch bản mà trời đất đã tính trước rồi chăng?

Cũng vậy, nếu như không có 20 vạn quân Thanh vượt biên thùy tràn vào nước ta, thì lấy đâu cơ hội cho Quan Trung phát huy tài thao lược để rồi bước lên Ngôi Vua. Thời thế tạo anh hùng hay anh hùng tạo thời thế?

Thời Tam Quốc, “Trời đã sinh Lượng” mà không “sinh Du” thì làm sao nhân thế thấy được cái tài của Lượng để mà tâm phục khẩu phục.

Lại nữa, khi cha con Tư Mã Ý sắp bị chết cháy do Khổng Minh đốt, tại sao lại có cơn mưa bất thần trút xuống trận địa để cứu cha con họ Tư, phải chăng “Trời” dựng cho ai thì người đó được. Hoặc lúc trời đã diệt thì không ai cứu nỗi.

Suy cho cùng, mọi sự kiện diễn ra trên cỏi đời này đều không phải là ngẫu nhiên mà có: Cái xấu này là duyên cớ cho cái tốt khác nẫy sinh. Mỗi khi con người đón nhận nghịch cảnh, thì hãy nghĩ rằng trước khi đó họ đã gieo điều bất thiện nào rồi. Đấy là quy luật muôn đời trong tuần hoàn của vũ trụ mà chúng ta thường cho đó là thiên ý hoặc số mệnh.

Trong truyện Kiều của Nguyễn Du đã than rằng:

“Gẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt con người phải tuân

Bắt phong trần phải phong thân

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Xem vậy để thấy rằng chúng ta không nên vội tung hô ai hoặc kết tội ai, bởi đó là nhiệm vụ họ phải làm, như một diễn viên trên sân khấu mà thôi.

Muốn cho luật nhân quả không can thiệp thô bạo vào cuộc sống đời người, thì mỗi chúng ta nên chọn con đường mà đi là hay nhất.

Tứ 2 HN (1964)

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Website 2003-2007

Website hoạt động từ 2003 đến 2007. Mời Nhấn vào đây

Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
Quỹ Giáo Dục Huế Hiếu Học
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
HES - Hospitality Entertainment Sai Gon
Logo Họ Nguyễn
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Họ Nguyễn
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Website Hàm Nghi Huế trước 2017
Thăm dò ý kiến

Ban biết gì và lịch sử Trường Hàm Nghi Huế?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi