Một thời đã qua, một thời để nhớ! Biết bao kỷ niệm xưa đã đi qua trong suốt cuộc đời tôi đã bừng trỗi dậy trong dịp xuân về, tết đến, làm tôi hồi tưởng lại khoảng thời gian đẹp đó trong nghề dạy học của tôi.
Sở dĩ tôi dùng từ “bừng trỗi dậy”là vì sau 1975 có rất nhi?u trường học ở miền Nam được thay tên cũ đổi tên mới. Tôi chạnh lòng khi hoài niệm về những ngôi trường mà một thời mình đã gắn bó với nó.
Về định cư ở Cần Thơ hơn ba chục năm. Tiếp tục dạy học ở Tây Đô nhưng những ngôi trường như Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp (Quảng Nam) Nguyễn Hoàng (Quảng Trị) và nhất là Hàm Nghi (Huế) luôn nằm trong tâm tưởng tôi. Những kỷ niệm đẹp bừng dậy trong lòng tôi, khi hằng năm được gặp lại những đồng nghiệp, các học trò ngày xưa của mình trong các cuộc họp mặt tại TP. Hồ Chí Minh. Lòng tôi bồi hồi xúc dộng khi đọc những ấn phẩm kỷ niệm tình cảm yêu dấu của học sinh đến với thầy cô. Lòng tôi “bừng trổi dậy” khi ban liên lạc cựu học sinh Hàm Nghi tại TP.Hồ Chí Minh tặng ấn phẩm “Hoài niệm về một ngôi trường” rồi “Hàm Nghi yêu dấu”, Và tôi đã say mê xem nó như một kỷ vật. Tôi đọc hết không sót một trang nào.
Tôi sinh ra đời lớn lên tại Vĩ Da (Huế) đã từng được vinh dự dạy ở nhiều ngôi trường, trong đó đặt biệc ở hai ngôi trường có hoàn cảnh khá giống nhau đó là trường trung học Nguyễn Hoàng (Quảng Trị) và trường trung học Hàm Nghi (Huế)
Tôi đã từng được gặp lại không biết bao nhiêu đồng nghiệp cũ và những cựu học sinh Hàm Nghi và Nguyễn Hoàng ngày ấy. Những đồng nghiệp và những cựu học sinh luôn nhớ thương về những ngôi trường, cùng mang tên những vị vua chúa triều Nguyễn yêu nước, có công lớn đối với đất nước trong thời kỳ lịch sử và cũng không còn lại tên sau ngày đất nước Việt Nam thống nhất (30-4-1975)
Bây giờ thì một nữa trái tim tôi đã hoà với nhịp đập tươi vui cuả trường PTCS Hàm Nghi vừa được tái thành lập tại ở Tây Lộc, Thành Nội Huế khai giảng trọng thể ngày 4-9-2005). Điểm đáng ghi nhận ngoài kinh phí của nhà nước đầu tư, còn có sự đóng góp trân trọng của các cựu học sinh, các cựu thầy cô cũ khắp nơi gửi về. Đó là một tình cảm quý của những con người xuất thân từ ngôi trường Hàm Nghi.
Còn một nữa trái tim tôi như đang thổn thức với niềm thương nhớ vô cùng trường Nguyễn Hoàng – Quảng Trị xưa chưa được hồi phục.
Tập san Cựu hoc sinh Trung học Nguyễn Hoàng (Quảng Trị) ra mắt đầu xuân Bính Tuất 2005 và Ất Dậu 2006 tôi đều được các em gởi đến tận tay. Tình yêu gắn bó với ngôi trường Nguyễn Hoàng của những người con Quảng Trị sao mà đậm đà đến thế.
N?m 1306 Ch? Mân dâng 2 châu Ô và Rí để cưới Huyền Trân Công Chúa. Vua Trần Anh Tông tiếp nhận và đổi tên là châu Thuậân, châu Hoá. Chế Mân chết quân Chiêm sang quấy nhiễu vùng Thuận Hoá. Mãi đến năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất này. Điểm đóng quân đầu tiên của ông là gò Phú Sa trên sông Ái Tử xã Ái Tử, tỉnh Quảng Trị (theo Đại Việt Sử ký toàn thư) khởi đầu cho công cuộc dẹp loạn Chiêm Thành, tiếp tục khai hoang phá rậm không những từ Quảng Trị đến Quảng Nam mà còn mỡ mang bờ cõi tiến vềâ phương Nam ngày nay. Sau khi hoà bình lập lại (1954) để ghi nhớ công ơn người xưa nhân dân tỉnh Quảng Trị đã đật tên cho một trường trung học lớn nhất là “Trường Trung học Nguyễn Hoàng”. Không những riêng cá nhân tôi, mà tất cả cựu học sinh trường Trung học Nguyễn Hoàng và cả nhân dân nữa đều mong muốn được thấy tên trường Nguyễn Hoàng trên quê hương Quảng Trị của mình được phục hồi. Đó là nguyện vọng chính đáng.
Hồi tưởng những kỷ niệm xưa để thấy sự trưởng thành ngày nay của các học trò mình, tôi tự hào với các anh chị cựu học sinh cũ và tình cảm yêu dấu gắn bó giữa thầy trò mãi mãi tốt để cho thế hệ mai sau soi theo tấm gương truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. .
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Huế vốn là kinh đô xưa và là Trung tâm Chính trị - Văn hóa - Kinh tế - Xã hội của đất nước. Nhắc đến Huế là nói đến vẻ trầm mặc cổ xưa của đền đài lăng tẩm, cung điện với bao đời vua chúa, với bao lẻ thăng trầm thịnh suy... Trong số những 9 vị Chúa và 13 vị Vua đời nhà Nguyễn có ai không biết...